KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

on Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011
KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

1 Tổ chức bộ máy kế toán quản trị của các doanh nghiệp Việt Nam:
1.1 Các mô hình kế toán quản trị hiện nay:
Hiện nay gồm có ba mô hình kế toán
-Mô hình kết hợp: là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị trong một bộ phận. Các cán bộ phụ trách phần hành nào trong kế toán   quản trị thì phụ trách phân hành đó trong kế toán quản trị.( phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ)
- Mô hình tách biệt: là mô hình tổ chức tách biệt giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị thành hai bộ phận riêng biệt. ( phù hợp cho tập đoàn có quy mô lớn)
- Mô hình hỗn hợp: là mô hình tổ chức mà những phân hành quan trọng thì bố trí cán bộ kế toán tài chính và kế toán quản trị riêng.
1.2 Hiện trạng các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay:
Theo thống kê dưới đây ta thấy các doanh nghiệp ở Việt Nam chiếm đa phần là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ(DNVVN). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, các DNVVNViệt Nam không chỉ chịu sức ép cạnh tranh với các công ty trong nước mà gay gắt, quyết liệt hơn từ các tập đoàn đa quốc gia, những công ty hùng mạnh cả về vốn, thương hiệu và trình độ quản lý. Do vậy, để cạnh tranh được, các DNVVN phải tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý…mà thông tin để làm cơ sở không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán. Chính vì vậy, các DNVVN muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán quản trị tốt, hiệu quả. Tuy nhiên,ở Việt Nam hiện nay, chỉ một số ít doanh nghiệp có tổ chức hoạt động kiểm toán là những công ty, doanh nghiệp lớn thì hầu hết các công ty doanh nghiệp vừa và nhỏ không tổ chức hoạt động kế toán quản trị hay chỉ thực hiên manh múng bằng cách đi thuê các công ty kế toán kiểm toán để thực hiện hoạt động này.




Bảng thống kê quy mô các doanh nghiệp Việt Nam



Tổng
 số
Phân theo quy mô lao động

Dưới 5 người
5 – 9
 người
10-49 người
50-199
người
200
-299 người
300
-499
người
500
-999 người
1000
-4999
 người
Trên
5000












Doanh nghiệp
TỔNG SỐ
91755
17977
26459
32443
9808
1535
1510
1203
764
56


19.592
(%)
28.836
(%)
35.358 (%)
10.689 (%)
1.672
(%)
1.645
(%)
1.3111
(%)
0.832
(%)
0.061
(%)
Doanh nghiệp
 Nhà nước
4596
4
29
720
1688
518
608
575
421
33
   Trung ương
1967
2
5
145
592
225
321
360
288
29
   Địa phương
2629
2
24
575
1096
293
287
215
133
4
Doanh nghiệp ngoài Nhà
 nước
84003
17884
26285
30849
7079
743
628
369
161
5
   Tập thể
5349
466
2034
2216
501
62
37
25
8
0
   Tư nhân
29980
11082
9167
8434
1121
68
62
32
14
0
   Công ty
 hợp danh  
21
3
4
13
1
0
0
0
0
0
   Công ty
 TNHH  
40918
5527
13237
16998
4074
432
357
199
89
5
   Công ty
 cổ phầncó
 vốn Nhà nước
815
6
9
176
389
68
86
52
29
0
   Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước
6920
800
1834
3012
993
113
86
61
21
0
Doanh nghiệp
 có vốn đầu tư
 nuớc ngoài
3156
89
145
874
1041
274
274
259
182
18
   DN 100%
vốn nước
 ngoài
2335
63
109
636
738
205
212
203
153
16
   DN liên doanh với nước ngoài
821
26
36
238
303
69
62
56
29
2


1.3 Mô hình kế toán quản trị thích hợp cho các doanh nghiệp Việt Nam theo quan niêm bản thân
Sản xuất và chi phí luôn được đặt ra xem xét, nhằm tìm cách cải thiện sao mang lại hiệu quả cao nhất. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Họ vừa mới thành lập và hạn chế về vốn  do vậy có bộ máy kế toán và kế toán quản trị riêng là không khả thi. Chi phí cho hai bộ máy trên sẽ ảnh không nhỏ đến lợi nhuận của doanh nghiệp, đôi khi còn ảnh hưởng đến sự sống còn của công ty. Nhưng để có những thông tin chi tiết cũng như các chỉ tiêu về số lượng cũng và giá trị để đưa ra quyết định về kế hoạch kinh doanh trong tương lai phải cần có hoạt động kế toán quản trị.
Hiện nay, có một số doanh nghiệp Việt Nam  thực hiên việc kế toán quản trị bằng cách định kỳ thuê dịch vụ kế toán quản trị. Cách này có thể giải quyết vấn đề chi phí cho doanh nghiệp, thay hàng tháng phải tốn chi phí cho bộ máy kế toán quản trị thì chi mất một khoảng chi phí ít hơn cho hoạt động kế toán quản trị. Theo em cách này sẽ không hiệu quả vì hoạt động kế toán quản trị này chỉ mang tính thời điểm không xuyên suốt, và Việt Nam hiện vẫn chưa có một công ty kế toán quản trị có tính chuyên nghiệp. Nhưng em nghĩ biện pháp này không có hiệu quả vì hoạt động kế toán quản trị này chỉ mang tính dịch vụ, nó không có sự tâm huyết, nhiệt tình của nhân viên kế toán trong việc xây dựng và phát triển công ty nên nó chỉ mang tính râp khuôn, không có tính sang tạo, chi tiết và dẫn đến việc sẽ không có những đột phá. Chính vì vậy,  theo quan niệm cá nhân em, cách duy nhất vưa tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp vừa đảm bảo hoạt động kế toán quản trị được thực một cách tốt nhất là tổ chức mô hình kế toán quản trị hỗn hợp.

2 Mối quan hệ chi phí sản phẩm và chi phí thời kì:
2.1 Chi phí sản phẩm
- Chi  phí sản phẩm là những chi phí phát sinh gắn liền với từng đơn vị sản phẩm (có sự tồn tại về mặt hiện vật sản phẩm) được sản xuất ra trong doanh nghiệp sản xuất hoặc được mua vào trong doanh nghiệp thương mại.
- vd: Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản phẩm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung(thành phẩm, sản phẩm dở dang); Trong doanh nghiệp thương mại có giá mua hàng hóa và chi phí mua hàng hóa.
2.2 Chi phí thời kì
- Chi phí thời kì là chi phí phát sinh làm giảm lợi nhuần của doanh nghiệptrong kì bao gồm giá vốn hành bán, chi phí hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa chi sản phẩm khi được tiêu thụ sẽ trở thành chi phí thời kì.
2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kì.
- Trong doanh nghiệp sản xuất, tất cả các chi phí phát sinh ở bộ phận sản xuất đều là chi phí thời kì. Ban đầu, nó được đưa vào chi phí sản phẩm đang chế tạo. Khi sản phẩm được chế tạo xong thì sản phẩm được đưa vào hàng tồn kho. Còn khi tất cả thành phẩm được đem đi bán trở thành giá vốn hàng bán thì đó là chi phí thời kì; Tất cả chi phí phát sinh trong bộ phận bán hàng là chi phí thời kì.
- Trong doanh nghiệp thương mại, chi phí sản phẩm là giá mua và chi phí mua của hàng hóa tồn kho. Chi phí sản phẩm là gia vốn của hàng hóa xuất bán và chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Trong doanh nghiệp dịch vụ, tất cả chi phí phát sinh trong kì đều là chi phí thời kì vì nó không hàng tồn kho.

3 Biến phí tỉ lệ (thực thụ) và biến phí cấp bậc
- Biến phí là chi phí xét về mặt tổng số thì thay đổi tỷ lệ thuận theo mức độ hoạt  động của doanh nghiệp nhưng xét từng sản phẩm thì lại không thay đổi. Nó phụ thuộc rất chặt chẽ vào mức độ hoạt động nếu không có hoạt động thì không có biến phí.
V: tổng biến phí,
v: biến phí tỉ lệ,
        q:mức độ hoạt động.

                                          
V=qv
 
 





3.1 Biến  phí tỷ lệ( thực thụ)
- Biến phí tỷ lệ là những là nhữn biến phí thay đổi tuyến tính( cùng một tỉ lệ) với sự thay đổi của mức độ hoạt động trong doanh nghiệp.
 - Ví dụ như nguyên vật liệu trực tiếp thay đôi tuyến tính theo số lượng sản phẩm được sản xuất ra, chi phí nhiên liệu biến đổi tuyến tính với số giờ máy hoạt động…


Hình1: Đồ thị biểu diễn biến phí tỷ lệ


 













3.2 Biến phí cấp bậc
- Biến phí cấp bậc là những biến phí thay đổi theo mức độ hoạt động ở một mức độ hoạt động nào đó của nghiệp mà không tuyến tính.
·        Biến phí cấp bậc được biểu diễn bởi phương trình như sau
      
Y= ax
 
 




- Ví dụ: Tại một doanh nghiệp cứ một nhân viên bảo trì máy sẽ bảo trì 05 thiết bị, như vậy tiền lương của nhân viên bảo trì là biến phí cấp bậc, bởi vì nếu doanh nghiệp trên có từ một đến năm thiết bị thì chỉ trả lương cho một nhân viên bảo trì nhưng nếu doanh nghiệp tăng số thiết bị lên sáu đến mười thiết bị thì phải cần hai thợ bảo trì và mức lương trả cho thợ bảo trì cũng tăng lên.

Hình2: Đồ thị  biểu diễn biến phí cấp bậc













4 Định phí bắt buột và định phí tùy ý.
- Định phí là những chi phí xét về tổng số thì không thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp, nhưng xét về từng sản phẩm thì thay đổi tỉ lệ nghịch với mức độ hoạt động của doanh nghiệp.
- vd : thuê mặt bằng sản xuất 20 triệu/ tháng. Sản xuất càng nhiều sản phẩm thì mứt phí tính trên đầu sản phẩm càng thấp và ngược lại.
F: tổng định phí        q: mức độ hoạt động            f: định phí tính cho một sản phẩm


f= F/q
 
                                 

4.1 Định phí bắt buột
- Định phí băt buột là chi phí không thể không có cho dù mức độ hoạt động của doanh nghiệp có xuống rất thấp, thậm chí không hoạt động. Định phí bắt buột thường có bản chất lâu dài và rất khó thay đổi, vì vậy khi ra quyết định về định phí bắt buột cần phải cân nhắc kĩ lưỡng.
- Đặc điểm của định phí bắt buộc
·        Bản chất lâu dài, tồn tại cùng với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
·        Không thể cắt giảm hay bằng 0 ( trong thời gian ngắn), dù hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm hoặc bị gián đoạn

- Vd: khấu hao tài sản cố định, tiền lương công nhân quản lý phân xưởng.

Hình3: Đồ thị biểu diễn định phí bắt buộc

 









4.2 Định phí tùy ý.
- Định phí tùy ý là những chi phí dễ dàng thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thức tế của mức độ hoạt động. Quyết định định phí tùy ý có thể được đưa ra hằng năm. Trong những trường hợp cần thiết có thể cắt bỏ định phí tùy ý.
Đặc điểm của định phí tùy ý
·        Có bản chất ngắn hạn, liên quan đến những kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng tới chi phí của doanh nghiệp hàng năm.
·        Có thể cắt bỏ định phí này trong những trường hợp cần thiết
- Vd: dụ một doanh nghiệp đang chi 50 triệu/năm cho các chương trình phát triển của ban quản lý có thể bị bắt buộc phải cắt giảm chi phí này trong năm vì điều kiện kinh tế eo hẹp cho dù có những kết quả không tốt do việc cắt giảm này mang lại. Còn đối với định phí bắt buộc thì nhà quản lý không thể cắt giảm. Ví dụ, chi phí khấu hao máy móc thiết bị hàng năm không thể giảm xuống khi mức độ hoạt động của doanh nghiệp giảm thấp.

Hình 4: Đồ thị biểu diễn định phí tùy ý

0 nhận xét:

Đăng nhận xét